Những giải pháp phòng chống tai nạn lao động trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước

01(1)Trong công cuộc CNH- HĐH đất nước hiện nay, ngoài những thành tựu kinh tế – xã hội đáng ghi nhận, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường học kế toán thực hành ở hà nội
Nền sản xuất công nghiệp còn mang nặng dấu ấn của một nền công nghiệp lạc hậu về công nghệ và thiết bị. Đa số các cơ sở sản xuất (CSSX) vừa và nhỏ nằm rải rác trong các đô thị và khu dân cư, cơ cấu ngành công nghiệp không hoàn chỉnh. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay nước ta có khoảng 180.000 CSSX vừa và nhỏ hoạt động trong mọi lĩnh vực và theo dự báo của Tổng cục Thống kê, đến năm 2010, con số này sẽ là 500.000.
Sự gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất và việc phân bố các cơ sở sản xuất thiếu qui hoạch đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp mà Việt Nam đang phải đối mặt. Nhiều khu công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình thành và phát triển mạnh mẽ về cả chất và lượng với sự đầu tư của mọi thành phần kinh tế. Một số ngành công nghiệp như: dầu khí, vật liệu xây dựng, hóa chất, lắp ráp ô tô, điện tử, dệt – may, xuất nhập khẩu đồ gia dụng và chế biến nông- lâm sản- thực phẩm đang là những ngành nhận được ưu tiên đầu tư của Chính phủ và các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên những ngành này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động. học kế toán tổng hợp thực hành tại tphcm
Cho đến nay, chúng ta chưa thể thống kê được đầy đủ các số liệu về TNLĐ và BNN do trong những năm gần đây, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất ngoài quốc doanh diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt trong khu vực tư nhân và sản xuất nông nghiệp, số lượng các CSSX vừa nhỏ tăng lên nhanh chóng (xem bảng 1).
Thống kê của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cho thấy, tình hình TNLĐ có xu hướng gia tăng hàng năm, đỉnh điểm là năm 2004 với 6.026 vụ TNLĐ. Thiệt hại về vật chất cũng như số lượng người chết đều gia tăng theo số TNLĐ, để lại hậu quả lâu dài cho gia đình nạn nhân và xã hội. Tuy nhiên, trên thực tế, con số này còn cao hơn những gì đã được thống kê. học xuất nhập khẩu ở hà nội
Thực tế đã chứng minh rằng, khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động (KHKT ATVSLĐ) ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như đối với sức khỏe của người lao động (NLĐ), đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay. Nếu KHKT ATVSLĐ được đầu tư thích đáng thì không những doanh nghiệp đảm bảo được chế độ chính sách theo pháp luật của Nhà nước và đảm bảo an toàn, sức khỏe cho NLĐ, giảm thiểu TNLĐ và BNN mà còn làm tăng được năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Trước đòi hỏi của thực tiễn sản xuất, sự cần thiết của KHKT trong công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe NLĐ như vậy, ngày 1/5/1971 Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra quyết định thành lập Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động và giao cho Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (TLĐLĐVN) quản lý. Đây là đơn vị đầu tiên làm công tác KHKT về an toàn, sức khỏe và môi trường lao động ở Việt Nam và cho đến nay vẫn là trung tâm lớn nhất của cả nước tập hợp các cán bộ khoa học làm công tác có liên quan đến KHKT BHLĐ. Hơn 36 năm qua, Viện đã chủ trì và hoàn thành 51 đề tài và nhiệm vụ KHCN cấp Nhà nước; 385 đề tài KHCN cấp bộ, ngành, thành phố…; 1069 công trình khoa học triển khai phục vụ sản xuất, cải thiện môi trường và điều kiện làm việc, góp phần đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất lao động và chăm sóc sức khỏe NLĐ; 16dự án sản xuất thử nghiệm được hoàn thành, đưa ra thịtrường và chuyển giao công nghệ sản xuất 53 sản phẩm phục vụ cải thiện môi trường và điều kiện làm việc cho người laođộng.
Trong khuôn khổ bài viết này, xin đề xuất một số giải pháp KHKT chính nhằm phòng chống TNLĐ trong giai đoạn CNH-HĐH như sau:
Trước hết là phải tự động hóa, cơ giới hóa các dây chuyền sản xuất. Điều này không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn giảm thiểu tới mức tối đa việc tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố nguy hiểm, có hại cho NLĐ, góp phần đáng kể trong việc giảm nguy cơ gây TNLĐ và BNN.
Khuyến khích áp dụng “công nghệ sản xuất sạch” (công nghệ có chứa ít nhất các yếu tố nguy hiểm có hại). áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường trong các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro đến con người và môi trường.
Thực tế đã có nhiều nghiên cứu về tự động hóa và cơ giới hóa, ưu tiên cho những ngành nghề có nguy cơ gây TNLĐ và BNN cao thành công. Một số sản phẩm nổi bật đã và đang được áp dụng trong lĩnh vực này là: Máy tuốt lúa an toàn – vừa tăng năng suất lao động lại đảm bảo an toàn cho người nông dân khi thực hiện thao tác tuốt lúa. Máy tuốt lúa an toàn này đã giành cúp vàng tại hội chợ Techmart 2005. Hay Robot mini thay thế NLĐ trong công nghệ sửa chữa, đóng tàu thủy. Hiện nay, Viện BHLĐ đang nghiên cứu áp dụng tay máy, người máy trong một số công đoạn sản xuất có nguy cơ rủi ro cao. Hoặc thiết bị sấy hải sản tích hợp bộ khử mùi nguyên khối. Sản phẩm này đã được áp dụng tại một số làng nghề đánh bắt hải sản tại khu vực miền Trung.
Chế tạo các thiết bị, cơ cấu an toàn để che chắn cho các máy móc công nghệ tại các vị trí có thể gây ra TNLĐ và BNN cũng là một giải pháp tốt. Theo đó, sẽ ngăn ngừa được tác động của các yếu tố nguy hiểm, có hại và không làm hạn chế khả năng công nghệ cũng như quan sát, bảo dưỡng và vệ sinh công nghiệp. Chẳng hạn như một số sản phẩm dao tách mạch trong thiết bị che chắn của cưa đĩa an toàn. Sản phẩm này đã được sử dụng trong sản xuất gia công chế biến gỗ. Hay thiết bị cắt điện áp không tải dùng cho máy hàn hồ quang, thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho các thiết bị và hệ thống điện.
Trong lĩnh vực an toàn bức xạ, có màn chắn nhiệt bức xạ di động, tấm chắn bức xạ ion hóa, bức xạ. Đặc biệt trong cải thiện môi trường làm việc, nhiều công trình khoa học đã được ứng dụng như các hệ thống hútbụi, hơi khí độc tại vị trí nguồn phát sinh tại hàng loạt các nhà máy.
Đảm bảo an toàn hóa chất- kỹ thuật phòng ngừa nhiễm độc hóa chất trong sản xuất cũng là giải pháp đặc biệt quan trọng bởi đây là một trong những nguy cơ lớn trong sản xuất hiện nay. Biện pháp tốt nhất và chủ động nhất là loại bỏ các hóa chất độc hại đang sử dụng bằng cách thay đổi công nghệ hoặc thay thế hóa chất có độc tính cao hơn bằng hóa chất ít độc hơn. Tiếp đó là cách ly, che chắn và sử dụng các biện pháp bảo vệ người lao động. Một trong những biện pháp quan trọng là thông tin cho người lao động đầy đủ tính chất, mức độ độc hại, biện pháp phòng tránh của các loại hóa chất mà họ tiếp xúc trong quá trình sản xuất.
Trong thời gian qua, đã có một số nghiên cứu được ứng dụng như phiếu an toàn hóa chất dùng để cảnh cáo mức độ nguy hiểm của hóa chất và hướng dẫn an toàn khi sử dụng bảo quản mỗi loại hóa chất đặc trưng. Hay thiết bị cấp khí độc có khả năng chống ăn mòn và ổn định, thiết bị xử lý bụi, xử lý hơi khí độc di động, hệ thống xử lý khí thải tại xưởng pha chế thuốc thực vật, hệ thống xử lý mùi tại Công ty Sơn Tổng hợp, ống phát hiện nhanh các hóa chất độc trong môi trường và Phòng thí nghiệm đánh giá các nguy cơ gây cháy nổ do hóa chất độc hại gây ra trong sảnxuất.
Để giảm thiểu TNLĐ và BNN một cách hiệu quả, ngoài các giải pháp cụ thể như đã nêu trên cần phải có các giải pháp quản lý vĩ mô, hoạch định chính sách, xây dựng, ban hành và thực hiện các luật pháp, qui định, qui chế… về công tác ATVSLĐ. Về nhóm biện pháp quản lý, tổ chức và chế độ chính sách, Viện BHLĐ cũng đã có những đóng góp quan trọng như đã chủ trì và tham gia xây dựng gần 100 tiêu chuẩn, qui phạm về ATVSLĐ, xây dựng một số chế độ, chính sách về ATVSLĐ, đóng góp cơ sở khoa học để Nhà nước công nhận 25 BNN được Nhà nước bảo hiểm, xây dựng một số phần mềm quản lý và tính toán thiết kế ATVSLĐ và BVMT, nghiên cứu phương pháp “Đánh giá an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” được áp dụng trong việc tự kiểm tra đánh giá an toàn tại các CSSX. Đặc biệt phương pháp này được sử dụng trong công tác kiểm định hoặc giám định an toàn đối với các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo qui định của thông tư 22/LĐTBXH-TT ngày 8/11/ 1996 do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
Hiện nay có một số phương pháp được áp dụng như: phương pháp “cây sai phạm”, phương pháp “phiếu kiểm tra”; phương pháp “đánh giá phân loại theo thang điểm”. Nói chung, đây là những phương pháp đánh giá an toàn sản xuất khá tổng hợp, không những có độ chính xác cao mà còn có ý nghĩa tích cực trong việc phòng ngừa những nguy cơ, sự cố gây TNLĐ và BNN.
Việc đánh giá các nguy cơ và tác động của các yếu tố nguy hiểm được dựa trên nguyên tắc: Nguy cơ sự cố tai nạn lao động tối thiểu – An toàn sản xuất tối đa. Đây là một xu thế chung và khá phổ biến nhằm phát hiện sớm các trạng thái nguy hiểm gây TNLĐ và đặc biệt có ý nghĩa tích cực trong việc góp phần ngăn ngừa TNLĐ trong sản xuất. Phương pháp “đánh giá an toàn sản xuất theo nhóm các yếu tố nguy hiểm” cho phép đánh giá tình hình chung, cũng như mức độ an toàn của cơ sở sản xuất theo từng lĩnh vực cụ thể: an toàn cơ học, an toàn điện, an toàn hóa chất… một cách định lượng (tỷ lệ phần trăm, chủng loại, số lượng máy móc, thiết bị… không đảm bảo an toàn).
Bên cạnh đó, cần áp dụng các giải pháp Ecgônômi và bố trí máy móc thiết bị hợplý. Đây là những giải pháp khoa học kỹ thuật liên ngành nghiên cứu, tổng hợp sự thích ứng giữa phương tiện kỹ thuật và môi trường lao động với khả năng của con người về giải phẫu, sinh lý, tâm lý, nhằm đảm bảo cho lao động có hiệu quả nhất, đồng thời bảo vệ an toàn và tiện nghi cho con người. Các giải pháp này nhằm loại trừ phát sinh tình huống nguy cơ tai nạn, thực hiện thoải mái các thao tác đồng thời phải đảm bảo kích thước di chuyển, thao tác, đảm bảo trao đổi không khí, phòng chống tác hại rung động, các bức xạ có hại…
Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động là một trong những cơ quan nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam tiếp cận với ngành khoa học Ecgônômi và nghiên cứu các giải pháp Ecgônômi. Những sản phẩm của Viện cũng đã được ứng dụng khá rộng rãi như cuốn Atlas nhân trắc học của người Việt Nam trong lứa tuổi lao động; Các chỉ tiêu nhân trắc học phục vụ cho thiết kế bàn ghế học sinh; Đánh giá tâm sinh lý của người sử dụng máy vi tính; Thiết kế ghế ngồi hợp lý cho công nhân ngành may; Nghiên cứu, bố trí mặt bằng sản xuất hợp lý, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các làng nghề.
Các phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN) cũng là các dụng cụ, trang bị hữu hiệu để NLĐ bảo vệ cơ thể khỏi các tác hại của các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong quá trình lao động khi các giải pháp công nghệ, thiết bị, tổ chức, kỹ thuật an toàn và kỹ thuật vệ sinh chưa loại trừ được hoặc làm giảm đến mức cho phép. Như vậy PTBVCN là giải pháp kỹ thuật sau cùng trong việc phòng ngừa TNLĐ và BNN.
Các loại phương tiện BVCN có tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu mức độ tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm có hại cho người lao động tại các cơ sở sản xuất đang được đưa vào sử dụng là mũ chống chấn thương sọ não: dùng cho công nhân xây dựng, thợ điện, thợ máy…; Dây đai an toàn dùng cho công nhân xây dựng hay công nhân phải làm việc trên giàn giáo…; Giày ủng chống xăng dầu mỡ; Găng tay giảm rung, găng tay chống va đập dùng cho công nhân khoan, đập đá…; Khẩu trang chống bụi, chống hơi khí độc, bán mặt nạ phòng độc; Kính an toàn hàn để chống bức xạ hồng ngoại, tử ngoại có hại dùng cho công nhân hàn; Tạp dề chống hóa chất; Quần áo bảo hộ lao động chống lạnh…
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng một nền kinh tế tri thức là một mục tiêu quan trọng hàng đầu trong những thập kỷ tới. Tuy nhiên, phải làm sao để vừa tăng trưởng kinh tế vừa đảm bảo được môi trường làm việc an toàn, đảm bảo sức khỏe cho người lao động – nguồn động lực chính của sự phát triển kinh tế – xã hội và điều này đang đặt ra những thách thức lớn cho công tác ATVSLĐ ở Việt Nam. Làm tốt công tác này cần có sự phối kết hợp giữa các giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp xây dựng và thực hiện các chế độ chính sách, tổ chức quản lý, các giải pháp về giáo dục, huấn luyện tuyên truyền về ATVSLĐ. Trong đó, các giải pháp về khoa học kỹ thuật chiếm một vị trí quan trọng trong việc loại trừ các yếu tố nguy hiểm, có hại, giảm thiểu TNLĐ và BNN cho người lao động và đảm bảo môi trường làm việc Xanh – Sạch – Đẹp, góp phần tăng trưởng bền vững nền kinh tế đất nước
PGS.TS Lê Vân Trình
molisa.gov.vn

Related news