Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động

Với 88,87% ý kiến tán thành trên tổng số 448 đại biểu tham gia biểu quyết, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động vào cuối phiên buổi sáng ngày 25/6/2015. Luật có 7 chương và 93 điều. học kế toán thực hành ở hà nội

Trước khi biểu quyết thông qua, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Sau báo cáo nói trên, theo quy chế làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đã đề nghị các đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua hai điều của dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động là Điều 2, quy định phạm vi và Điều 89, quy định về thanh tra chuyên ngành an toàn, vệ sinh lao động. học kế toán thực hành ở hà nội
Điều 2, được các đại biểu thông qua với tỷ lệ 88%, với quy định đối tượng của Luật An toàn, vệ sinh lao động, bao gồm:  Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động; Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; Người sử dụng lao động; Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động. hồ chí minh
Điều 89, được các đại biểu thông qua với 85,22%, với quy định Thanh tra an toàn, vệ sinh lao động là thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan thực hiện quản lý nhà nước về lao động cấp Trung ương và cấp tỉnh. Việc thanh tra an toàn, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân do các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động. Chính phủ quy định chi tiết về tổ chức và hoạt động của thanh tra an toàn, vệ sinh lao động.
Tham gia biểu quyết có tổng số 448 đại biểu (chiếm tỷ lệ 90%), trong đó có 439 đại biểu tán thành (88,87%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành về dự án, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng  tuyên bố Quốc hội thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động.

 

 

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật An toàn, vệ sinh lao động sáng 25 tháng 6 năm 2015 (Ảnh : Như Văn)
Dự thảo Luật An toàn, vệ sinh lao động gồm có 7 chương, 93 điều và bổ sung các chính sách mới so với pháp luật hiện hành đó là: khóa học kế toán thực hành
– Đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động: chính sách thông tin, tuyên truyền, giáo dục về ATVSLĐ; Nhà nước hỗ trợ huấn luyện ATVSLĐ cho người làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ; bảo hiểm TNLĐ theo hình thức tự nguyện. học xuất nhập khẩu online
– Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: bổ sung 02 chính sách mới về bảo hiểm TNLĐ, BNN là: hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị TNLĐ-BNN khi trở lại làm việc và chính sách hỗ trợ các hoạt động phòng ngừa, chia sẻ rủi ro về TNLĐ, BNN; ghi rõ mức đóng bảo hiểm TNLĐ,BNN linh hoạt, tối đa 1%; chế độ bảo hiểm về BNN cho người mắc BNN sau khi đã nghỉ hưu hoặc chuyển công việc khác; bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi giao kết nhiều hợp đồng lao động bị TNLĐ; bảo vệ quyền, lợi ích cho người lao động khi nhận công việc về nhà làm.
– Đổi mới công tác huấn luyện ATVSLĐ, hoạt động kiểm định; hoạt động thống kê, báo cáo, điều tra về TNLĐ, BNN; đánh giá rủi ro tại nơi làm việc và tự kiểm tra về ATVSLĐ.
– Quy định cụ thể trách nhiệm của Mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên, quyền và trách nhiệm của tổ chức công đoàn, của Hội nông dân Việt Nam trong bảo đảm ATVSLĐ; quy định Hội đồng ATVSLĐ cấp quốc gia, cấp tỉnh, doanh nghiệp và cơ chế tham vấn, đối thoại nhằm bảo đảm ATVSLĐ; phân định thẩm quyền quản lý nhà nước về ATVSLĐ giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội với các Bộ để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ATVSLĐ.
– Thiết lập chặt chẽ hơn hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ: nơi làm việc, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan. Về cơ bản, việc thiết lập và vận hành hệ thống kiểm soát rủi ro ở các cấp độ khác nhau sẽ hạn chế TNLĐ, BNN, tạo môi trường làm việc, điều kiện làm việc an toàn cho người lao động.

 

Việt Dũng

Related news